1. Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ
Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ bao gồm các bước chính như chọn loại hình công ty, đặt tên và đăng ký công ty, xin cấp giấy phép kinh doanh, tạo hồ sơ công ty, và hoàn thành các yêu cầu thuế và pháp lý. Cần chuẩn bị tài liệu, liên hệ với cơ quan quản lý, và tuân thủ quy định pháp luật.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Mỹ chi tiết các bước
Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy tờ thành lập công ty tại Việt Nam (nếu có).
- Giấy tờ cá nhân hợp pháp.
- Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh.
- Các giấy tờ chức minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban ngành có uy tín cấp.
- Điền thông tin vào mẫu đơn xin thành lập doanh nghiệp để xác nhận các thông tin về tên công ty; tên và địa chỉ của đại lý đại diện đăng ký (nếu có); tổng số và mệnh giá cổ phiếu công ty được phép phát hành và tên cũng như địa chỉ thư tín của công ty.
(Mỗi bang có yêu cầu khác nhau về các giấy tờ này và việc công chứng giấy tờ)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ sở hữu doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Nộp lệ phí đăng ký theo quy định pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ:
Tùy thuộc vào mỗi tiểu bang mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp là khác nhau, có thể là Sở thương mại hoặc Sở Ngoại giao hoặc Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng…
Cách thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
- Nộp qua cổng thông tin điện tử
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Thời gian cấp phép là khoảng 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh.
Ngoài ra, khi thành lập doanh nghiệp hay chi nhánh kinh doanh tại Mỹ khách hàng cũng sẽ cần tham khảo một số thông tin về Visa L1. Visa L1 là loại visa thường được sử dụng để chuyển đổi nhân sự giữa các công ty đa quốc gia. Visa này cho phép người lao động nhập cảnh vào Mỹ và làm việc tại chi nhánh hoặc văn phòng của công ty tại đây.
3. Các loại hình doanh nghiệp của Mỹ hiện nay
- Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)
- Công ty hợp danh (Partnership);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company – LLC) gồm có:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Tập đoàn (Corporation – Corp) hay còn gọi là công ty cổ phần, gồm 02 loại sau:
- C-corporation là hình thức tập đoàn phải kê khai và đóng thuế theo double taxation và có số lượng cổ đông không giới hạn.
- S-corporation là hình thức kê khai và đóng thuế theo pass-through taxation hoặc double taxation và số lượng cổ đông phải từ dưới 100 cổ đông.
Theo Luật doanh nghiệp tại Mỹ, có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau được pháp luật cho phép. Mỗi loại hình kinh doanh này có đặc điểm và quy định pháp lý riêng, phù hợp với từng mục đích và mức độ phát triển của doanh nghiệp. Sự lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Thủ tục, quy trình thành lập công ty tại Mỹ
Tùy vào số lượng thành viên tham gia góp vốn và khả năng chịu trách nhiệm tài sản của mình đối với hoạt động của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn hình thức khác nhau. Nếu chỉ có một thành viên, thì nhà đầu tư có thể chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu có từ hai thành viên trên lên, thì nhà đầu tư có thể chọn công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh hoặc tập đoàn.
Ngoài ra, nếu bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình thì bạn có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh; trường hợp bạn muốn chịu trách nhiệm hữu hạn thì nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tập đoàn.
4. Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Mỹ
4.1. Yêu cầu về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, trong thành phần thành viên của LLC phải có ít nhất 01 (một) thành viên là công dân Mỹ hoặc là người thường trú hoặc là các diện được phép cư trú và làm việc hợp pháp khác tại Mỹ và công dân đó phải cư trú tại tiểu bang nơi công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ đặt trụ sở chính.
Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn thành lập chi nhánh thay vì thành lập doanh nghiệp. Để mở chi nhánh công ty tại Mỹ, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định pháp luật địa phương và liên bang. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ, hồ sơ, tài chính và kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải có một đại diện pháp lý tại Mỹ và đáp ứng các quy định về thuế, lao động và môi trường. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định này sẽ giúp cho chi nhánh hoạt động bền vững và đạt được thành công trên thị trường Mỹ.
4.2. Tên doanh nghiệp
Cũng tương tự pháp luật Việt Nam, việc chọn và đặt tên cho doanh nghiệp cũng không được trùng với các doanh nghiệp khác để không bị vi phạm tên thương nghiệp (Trade name or business name) và tên thương hiệu (Trademark). Việc này được tiến hành thông qua thủ tục name search và đăng ký (Business name registration).
Việc thành lập công ty tại Mỹ đòi hỏi những khoản chi phí ban đầu để đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào loại hình công ty và bang nơi mà công ty được thành lập. Tuy nhiên, các khoản chi phí này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và giúp đảm bảo tính pháp lý của công ty.
5. Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tại Mỹ
- Xin giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề có điều kiện cần giấy phép kinh doanh do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp.
- Mở tài khoản tại ngân hàng
- Nộp các khoản thuế theo quy định pháp luật Mỹ.
Thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ cũng là một cách hiệu quả để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường này. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng mới mà còn cải thiện hình ảnh và uy tín của công ty. Tuy nhiên, quy trình thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ có nhiều thủ tục pháp lý cần phải tuân thủ và đòi hỏi những khoản chi phí đầu tư ban đầu.
6. Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ của Azura
Việc đăng ký doanh nghiệp ở một quốc gia khác là một việc không hề đơn giản và tiềm tàng những rủi ro phức tạp, bạn có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ mà chưa hiểu thủ tục và chưa có kinh nghiệm sẽ rất khó hoàn chỉnh hồ sơ và tốn nhiều thời gian, chi phí. Hiện nay, Azura có cung cấp dịch vụ đăng ký mở công ty tại Mỹ, nếu bạn băn khoăn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.
Chi phí dịch vụ:……….
Quy trình dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ của Azura Global:
- Bước 1, lắng nghe những yêu cầu, băn khoăn của các khách hàng. Sau đó nhân viên sẽ tiến hành giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng.
- Bước 2, sẽ báo giá và quy trình dịch vụ của Azura để khách hàng đưa ra quyết định có hợp tác với Azura hay không.
- Bước 3, tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với khách hàng.
- Bước 4, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu, Azura sẽ đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý cho khách hàng.
- Bước 5, Azura nhận giấy phép thành lập doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng.
- Bước 6, tư vấn cho khách hàng các thủ tục khác sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về việc thành lập doanh nghiệp tại Mỹ, Azura hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và đầy đủ nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng có thể đồng hành cùng bạn để thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp của bạn ở Mỹ một cách hợp pháp. Chúc các bạn luôn thành công!
7. Mọi người cũng hỏi
Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ bao gồm những gì?
- Để thành lập công ty tại Mỹ, bạn cần chọn loại hình công ty, đăng ký kinh doanh tại Văn phòng Đăng ký Kinh doanh, chọn tên công ty, lập kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị tài liệu pháp lý và hoàn thành biểu mẫu cần thiết như Giấy ủy quyền thành lập công ty. Quá trình này đòi hỏi sự tìm hiểu và tuân thủ quy định của từng bang và liên bang.
Các loại giấy phép cần có để xin giấy phép thành lập công ty tại Mỹ gồm những gì?
-
Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có loại hồ sơ xin giấy phép phù hợp.
Thời hạn xin giấy phép thành lập công ty tại Mỹ là bao lâu?
- Tùy theo loại hình doanh nghiệp sẽ có thời gian cấp giấy phép phù hợp.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ, XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Azura Global – Chuyên tư vấn Du học, Đầu tư, Định cư và Bất động sản Mỹ.
Hotline: 0903 488108
Email: info@azuraglobal.com.vn